Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã bắt đầu đóng một vai trò ngày càng có ảnh hưởng và uy tín trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế. Ngoại giao cây tre hay còn gọi là cách tiếp cận ngoại giao độc đáo thu hút của Việt Nam mà qua đó chính phủ và các nhà lãnh đạo đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới nổi lên trên cục diện địa chính trị thường gặp phải xung đột, Việt Nam đã có được hòa bình và thịnh vượng chưa từng có. Bất kỳ ai quan tâm đến sự chung sống hòa bình thì đều cần phải nghiên cứu Ngoại giao cây tre để học được những bài học quan trọng được đưa ra.
Tác giả Amiad Horowitz, sinh năm 1984, quốc tịch Hoa Kỳ, là đảng viên của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Ông đã có hơn 10 năm liên tục sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. Hiện nay, ông đảm nhận vị trí hiệu đính viên của Tạp chí Lý luận chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời là phóng viên của báo điện tử People's World - Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. |
Ngoại giao cây tre là thuật ngữ được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016 và chính thức trở thành kim chỉ nam trong cách tiếp cận ngoại giao của Việt Nam sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất vào tháng 12/2021.
Ngoại giao cây tre được phát triển từ những kinh nghiệm độc đáo của bối cảnh lịch sử Việt Nam lâu đời, kết hợp với những bài học từ Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, được vận dụng một cách sáng tạo dựa trên điều kiện đặc thù của bối cảnh địa chính trị ngày nay. Trong suốt lịch sử Việt Nam, cây tre đã được sử dụng cho mọi thứ, từ thực phẩm hay vật dụng cho đến vũ khí. Cây tre được coi là biểu tượng của sự linh hoạt, bền vững và sức mạnh vì tre rất dễ trồng, có thể bị uốn cong và rung chuyển trong gió bão, nhưng không bao giờ bị gãy. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng thường xuyên sử dụng hình tượng cây tre để tượng trưng cho những đức tính này ở con người Việt Nam.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất (Ảnh: Báo Điện tử Dân Trí). |
Hồ Chí Minh căn dặn rằng Việt Nam phải kiên quyết theo đuổi độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia, không bao giờ lay động trong đoàn kết quốc tế. Có những ý kiến cho rằng hai tư tưởng này đối lập với nhau. Tuy nhiên sự hiểu biết sâu sắc của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin cho phép Người hiểu rằng hai tư tưởng này thống nhất biện chứng. Chỉ có một nước Việt Nam độc lập mạnh mẽ mới có thể tạo ra ảnh hưởng mang tầm quốc tế, và chỉ thông qua thực tiễn chủ nghĩa quốc tế thì Việt Nam mới có thể trở nên mạnh mẽ và độc lập.
Tiếp nối những nguyên tắc này trong thời hiện đại, cách tiếp cận ngoại giao của Việt Nam thể hiện sự độc lập và sức mạnh một cách quyết liệt, nhưng đồng thời linh hoạt, tìm cách duy trì quan hệ hòa bình với tất cả các quốc gia và dân tộc. Có rất nhiều ví dụ thực tế minh chứng cho điều này trong thập kỷ qua hoặc lâu hơn.
Ví dụ, Việt Nam vào vị trí trung gian hòa giải độc quyền và chủ nhà cho Hội nghị thượng đỉnh năm 2019 giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Rất ít quốc gia có thể duy trì quan hệ tốt với cả hai quốc gia này. Hầu hết các quốc gia cuối cùng đều thiên về phe này hay phe khác. Tuy nhiên khát vọng hòa bình và độc lập đã khiến Việt Nam vượt qua xu hướng này, trở thành bạn của cả Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên. Vì lẽ đó Hà Nội đã được chọn làm địa điểm lý tưởng và chính phủ Việt Nam là nước chủ nhà lý tưởng cho cuộc gặp lịch sử này.
Tương tự, Việt Nam giữ vị trí là một người bạn kiên định của Cuba và nhân dân Cuba, không ngừng làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ khi người dân Cuba tiếp tục chịu lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Đồng thời, nêu bật sức mạnh, sự độc lập và linh hoạt của Việt Nam thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ, quốc gia trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Cũng như vậy, tình hữu nghị với nhân dân Palestine của Việt Nam chưa bao giờ lung lay. Trên thực tế, đại sứ Palestine là đại sứ phục vụ lâu nhất tại Hà Nội. Đồng thời, Việt Nam đã có thể phát triển quan hệ với Israel, điều này đã giúp người dân Việt Nam tiếp cận với công nghệ và thương mại cần thiết giữa hai nước.
Gần gũi hơn, ở Đông Nam Á có những bất đồng và tranh chấp xảy ra giữa nhiều thành viên trong cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, Việt Nam vừa kiên quyết trong các vấn đề về chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, thông qua vai trò lãnh đạo của mình trong ASEAN, vừa góp phần duy trì hòa bình để đảm bảo rằng mọi biện pháp cho các vấn đề khác nhau trong khu vực sẽ thông qua hoà giải, bằng phương thức ngoại giao.
Thật không may, trên khắp nơi thế giới đang chứng kiến sự gia tăng bạo lực và chiến tranh. Ngoại giao thường được xử lý một cách rất đối đầu và đe dọa dẫn đến bạo lực và đau khổ. Ngoại giao cây tre của Việt Nam cung cấp mô hình tốt hơn cho các quốc gia trên thế giới, một mô hình vừa không gây ra tổn hại đến sức mạnh và nguyên tắc của ngoại giao, vừa có tính linh hoạt và tiếp tục theo đuổi hòa bình. Các nhà ngoại giao và những cường quốc trên thế giới phải học hỏi cách tiếp cận độc đáo của Việt Nam để có được nhiều bài học có thể áp dụng cho các tình huống cụ thể. Nhờ đó, chúng ta có thể có một tương lai hòa bình hơn cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi.
Long Phạm / Theo Tạp chí Thời Đại