Ông Vũ Xuân Hồng (phải) trao quà lưu niệm Tổ chức Cây hòa bình Việt Nam.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là một bộ phận thuộc Ban Đối ngoại Trung ương được tách ra từ năm 1992 bởi Quyết định số 22/QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) và “là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân” trên một số lĩnh vực nhằm “hỗ trợ cho công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước”. Đối ngoại nhân dân là một sáng tạo độc đáo của Đảng và Bác Hồ và là một sự nghiệp xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam để thực hiện tư tưởng chiến lược “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”; kết hợp đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước với đối ngoại nhân dân. Sáng tạo này đã được phát huy mạnh mẽ, trở thành một công cụ sắc bén, lợi hại và mang lại những thành quả to lớn trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam. Đầu thập kỷ 90, thế kỷ trước, nhạy bén, linh hoạt trước bối cảnh mới của tình hình thế giới và trong nước, Trung ương Đảng đã sáng tạo đưa ra quyết định này nhằm “hóa thân” bộ máy những người làm công tác đối ngoại nhân dân trong cơ quan Đảng thành một tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, thực chất, bộ máy, sứ mệnh và những chế độ, chính sách… của Liên hiệp là một bộ phận chuyên trách và chuyên nghiệp của Đảng và Nhà nước. Bộ phận này được “biệt phái” tới các phong trào quần chúng để xây dựng sự nghiệp đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới để làm tốt hơn sứ mệnh của mình.
Nhiều hoạt động đối ngoại nhân được thực hiện trong thời gian qua.
Với sứ mệnh ấy, chúng ta đã có những hành trang gì, thưa ông?
Từ khi được thành lập và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp đã có một không gian, dư địa và vị trí rộng mở, linh hoạt để dễ dàng khai thác, phát huy lợi thế của đối ngoại nhân dân. Đó là sự đa dạng, uyển chuyển, chính thức và không chính thức, phong phú, sắc bén… và đặc biệt là có thể phát huy được sức mạnh truyền thống của một dân tộc yêu hòa bình, giàu văn hóa, bác ái, nhân văn… dễ thu phục lòng người. Đồng thời có thể thực hiện tốt nhất chủ trương về đối ngoại của Đảng là kiến tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Bên cạnh những kinh nghiệm quý báu trong nhiều chục năm hoạt động đối ngoại nhân dân, lúc đó chúng ta còn một nguồn lực lớn mạnh là những phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc rộng khắp và mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chúng ta cũng sẵn có một thế hệ cán bộ tâm huyết, tài năng, giàu kinh nghiệm đối ngoại… Tuy nhiên, lúc đó chúng ta cũng đứng trước nhiều thách thức chưa từng có.
ÔNG CẢM NHẬN GÌ VỀ TÂM TƯ, TÂM THẾ CỦA ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN, CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH CŨNG NHƯ ĐỘI NGŨ NHỮNG NGƯỜI LÀM ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN HIỆN NAY? Thời đại hiện nay, đối ngoại nhân dân quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể nhìn thấy những câu chuyện ở Liên Xô, Đông Âu trước đây, cũng như ở Trung Đông, Bắc Phi vừa qua đều sống còn bởi các phong trào nhân dân. Rồi sự lớn lên không ngừng của các tổ chức phi lợi nhuận, các phong trào quần chúng mà phương Tây gọi là “xã hội dân sự”. Cộng hưởng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin… thì không quốc gia, dân tộc nào có thể đứng ngoài cuộc của xu thế này. Tận dụng lợi thế, hạn chế tiêu cực của nó, không gì hơn là chủ động thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân. Chủ động nhập cuộc với những chiến lược, phương châm và tâm thế của một dân tộc, quốc gia yêu hòa bình, mở cửa, tích cực và cầu thị… Tôi cho đó là cơ hội rất lớn của chúng ta. Còn với những người làm đối ngoại nhân dân nói chung, Liên hiệp nói riêng; chắc hẳn cũng có những tâm tư, dao động về chế độ chính sách, thù lao, vị thế… Nhưng tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp rằng: Hoạt động của chúng ta là hoạt động mang tính chiến lược của quốc gia, không phải là chuyện lễ tân, khánh tiết, hiếu hỉ đơn thuần, nhất thời. Chúng ta là một chân kiềng đối ngoại không thể thiếu và không thể yếu. Chúng ta đang đi trong một lĩnh vực lớn và quan trọng nhất của thời đại. Đây là một sứ mệnh gian khó và đáng tự hào. Tuy có những thiệt thòi, bất cập về đời sống, vị thế, nhưng chúng ta cũng đã thấy sự chuyển biến tích cực của vấn đề. Chúng ta bền bỉ tháo gỡ những khó khăn đó. Những chỉ thị của Trung ương Đảng và gần đây là kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã đưa chúng ta tới gần hơn tới đích của công cuộc này. Hãy giữ vững niềm tin để đi tới. |
Xin ông cho biết đó là gì?
Sau khi kết thúc kháng chiến, nền kinh tế, hạ tầng nói chung của cả nước kiệt quệ. Các nguồn viện trợ không còn. Hai cuộc chiến tranh biên giới khiến ta hao tài tốn của. Kèm sau đó là giai đoạn bị bao vây cấm vận ngạt thở. Giữa lúc ấy, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chiến lược diễn biến hòa bình phát tác khủng khiếp. Trong đó, mũi nhọn lợi hại là dùng dư luận, các phong trào dân chúng để tạo nên chính biến làm sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa. Như vậy, lúc này, bạn bè - chỗ dựa và đối tác chính của chúng ta, về cơ bản đã không còn như trước nữa. Các nước trung lập cũng như khu vực vẫn cấm vận hoặc xa lánh ta. Nhiều bạn bè cũ, sát cánh trong kháng chiến của Việt Nam nay cũng không mặn mà…
Sau 20 năm đó, Liên hiệp đã “trả bài” như thế nào, thưa ông?
Đà Nẵng là một trong những Liên hiệp địa phương hoạt động mạnh mẽ.
Bắt đầu từ những cuộc tổ chức vá môi, hở hàm ếch trẻ em, đua xe đạp… của các cựu binh Mỹ… Đối ngoại nhân dân đã có những thông điệp chân thành, cầu thị, bao dung và đầy hòa hiếu với bất cứ ai yêu chuộng hòa bình. Những hoạt động này đã góp phần quan trọng mở đường cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, rồi xóa bỏ cấm vận… Chúng ta đã nỗ lực, thành tâm xây dựng một môi trường hòa bình, đoàn kết hữu nghị. Nối lại bạn xưa, khép lại quá khứ, xích lại người xa, biến thù thành bạn và bày tỏ “tâm nguyện” hòa bình, hữu nghị của Việt Nam với toàn thể cộng đồng thế giới. Đến nay chúng ta đã xây dựng được mạng lưới bạn bè, đối tác trên tất cả các châu lục. Chúng ta chủ động, tích cực tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Thành viên của Liên hiệp đã có vị trí chính thức trong hệ thống của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Các hoạt động đối ngoại còn đi sâu vào các chuyên đề như chất độc da cam, khắc phục hậu quả chiến tranh như: bom mìn - vật liệu chưa nổ, biến đổi khí hậu, môi trường… Đấu tranh với những ý đồ tiêu cực về các vấn đề nhân quyền, tôn giáo. Đồng thời cũng bày tỏ một cách kiên trì, có tình, có lý cho quốc tế hiểu rõ trắng đen về những vấn đề này ở Việt Nam… Những hoạt động này đã lan tỏa và thấm nhuần tới các đối tác, bạn bè. Từ đó hình thành nên một hình ảnh Việt Nam thời đổi mới: yêu hòa bình, mở cửa hội nhập, năng động và có trách nhiệm quốc tế cao… Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho nguồn viện trợ phi chính phủ tìm đến Việt Nam rất dồi dào, hiệu quả. 3 tỷ USD trong 20 năm qua không chỉ góp phần thay đổi sâu sắc diện mạo đời sống bà con vùng sâu, vùng xa, thiểu số, hay những người nghèo, mà nó còn trang bị cho cộng đồng nhiều kỹ năng, kiến thức khoa học kỹ thuật làm ăn, sinh sống. Đội ngũ những người làm công tác đối ngoại nhân dân không ngừng mở rộng và nâng cao; từng bước tiến tới chuyên nghiệp.
Ông đánh giá gì về kết quả này?
Ý nghĩa lớn nhất là chúng ta đã nỗ lực, sáng tạo để hiện thực hóa một cách tốt nhất đường lối, chủ trương của Đảng về lĩnh vực đối ngoại. Chúng ta đã kế tục một cách xứng đáng truyền thống đối ngoại cách mạng nói riêng, của dân tộc nói chung. Chúng ta đã nâng hoạt động này lên một tầm cao mới cả về lý luận và thực tiễn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Đảng tiếp tục đề ra những chủ trương, đường lối mới, khoa học, kịp thời và nhất quán. Đó là các Chỉ thị 27, Chỉ thị 28 và mới đây nhất là Chỉ thị 04 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân. Và những chủ trương này đã nhanh chóng trở thành những nguồn lực mới được triển khai vào thực tiễn đầy “tích cực, chủ động” của chúng ta.
Xin cảm ơn ông!
QUA HAI THẬP KỶ HÓA THÂN, PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA MỘT TỔ CHỨC CHUYÊN TRÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN, ÔNG CÓ ĐIỀU GÌ TRĂN TRỞ? Trước khi được tách ra từ Ban Đối ngoại Trung ương, đội ngũ những người làm công tác đối ngoại nhân dân là các cán bộ công chức thuộc biên chế của ban Đảng. Cuộc “biệt phái” lịch sử năm 1992 đã tập hợp những cán bộ, Đảng viên xuất sắc đó vào một mô hình mới. Nhiệm vụ, sứ mệnh và chuyên môn không thay đổi. Chủ trương của Đảng, nhà nước về đối ngoại nhân dân cũng rất nhất quán, quyết tâm và rõ ràng. Tuy nhiên, vì sự “hiểu lầm” kèm theo những trì trệ, cứng nhắc mà một số cơ quan nhà nước đã đánh mất vị trí, vai trò, cơ chế, chế độ, chính sách và không ít quyền lợi chung của cơ quan Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cũng như những cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này. Từ một cơ quan như ban Đảng, Liên hiệp đã trở thành tổ chức hưởng cơ chế “hội đặc thù”. Từ những công chức nhà nước, cán bộ, nhân viên của Liên hiệp đã trở thành những người lao động trong hội đặc thù… Khi bị áp vào chế độ này, vị thế, vai trò, quyền hạn và nhiều nguồn lực tối thiểu khác của Liên hiệp bị ảnh hưởng hoặc bị cắt, tác động rất lớn đến những chủ trương, chiến lược và hoạt động của công tác đối ngoại nhân dân. Hơn thế nữa, những cán bộ của ngành vừa đòi hỏi có ngoại ngữ, kiến thức văn hóa, đối ngoại tinh thông, vừa có năng lực giao tiếp… nhưng lại hưởng chế độ thù lao quá thấp so với đóng góp của mình cũng như so với mặt bằng các ngành khác, thậm chí so với chính mình của 20 năm trước đây. |
Quang Thiện